LINH ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ CHỮA LÀNH CON TIM?
Tháng các linh hồn (tháng 11) năm ấy, Linh tự mình đến nghĩa trang, mang theo bó hoa trắng – màu của sự tinh khiết và tạ lỗi. Cô quỳ xuống trước mộ mẹ, lòng nặng nề những lời xin lỗi muộn màng. Cô hứa với mẹ, từ nay sẽ sống khác, sẽ dùng cả đời còn lại để bù đắp cho sự vô tâm của mình.
Mỗi lần đứng trước bàn thờ Chúa, cô lại thầm nhủ: “Con xin tạ lỗi, Chúa Giesu, tạ lỗi với mẹ kính yêu, mong mẹ ở nơi xa hãy tha thứ cho con và linh hồn mẹ được bình an trong vòng tay Chúa.
Trước đây, Linh là một cô gái thông minh, học giỏi, và luôn cố gắng vươn lên để đạt được những ước mơ lớn. Sau bao năm vất vả, cuối cùng cô cũng hoàn thành chương trình thạc sĩ, một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời. Mẹ cô, một người phụ nữ giản dị, chất phác và thương con hết mực, đã mong ngóng ngày con gái mình được vinh danh. Bà đã dành dụm từng đồng tiền nhỏ từ việc bán rau ngoài chợ để mua cho con một bộ áo dài mới, chuẩn bị đến dự lễ tốt nghiệp với niềm tự hào dâng trào trong lòng. Bà mua vé lên Sài gòn để dự lễ Tốt nghiệp Thạc sỉ của Linh nhưng Linh đã từ chối không mời bà vào trong sân trường dự lễ, bà buồn tuổi đứng chờ cả buổi sáng trước cổng trường đại học rồi buồn thui thủi cầm bó hoa tàn đầy nước mắt mà đón xe về quê.
Nhưng Linh, vì nhiều lý do, vì sỉ diện với bạn bè về thân thế gia đình mà cô thầm dấu kính bao lâu nay đã từ chối để mẹ tham dự buổi lễ. Trong lòng cô cảm thấy mẹ mình quá đỗi thấp hèn, không hợp với không khí vinh quang, lộng lẫy ngày hôm ấy. Cô muốn mình bước xa hơn là quay đầu nhìn lại sự hy sinh cao cả của người mẹ tảo tầng chịu thương chịu khó một mình chăm lo cho Linh sau khi ba Linh mất. Linh càng ngày càng tiến xa hơn trên đà danh vọng không 1 lần về quê thăm mẹ và cũng không cho mẹ lên nhà trọ thăm Linh, những món ăn ngon tuổi ấu thơ, những món quà quê mẹ gửi lên Linh vẫn nhận và dùng thoải mái không chút quan tâm nổi vất vả cực nhọc vừa chăm lo vườn rau và buôn bán tảo tần, lại thức khuya vào bếp làm những món bánh đặc sản mà Linh thích để gửi lên cho Linh. Thời gian và nổi buồn nhớ xa con đã dần làm hao mòn sức khỏe mẹ Linh và 1 ngày mẹ Linh đã ra đi mãi mãi không người thân, bà được những người hàng xóm chăm lo hậu sự và báo tin buồn cho Linh nhưng Linh vẫn dững dưng như không có gì lên đường cho chuyến công tác xa.
Công việc bộn bề hết chuyến công tác này lại cuộc họp kia Linh bị cuốn theo công việc cho đến một ngày Linh đã ngoài 39 tuổi và Công ty Linh tuyển dụng nhân sự mới trẻ, đẹp tài giỏi hơn Linh và Linh bị sa thải. Bấy giờ Linh mới hốt hoản nhìn lại mình vẫn 1 mình trơ trọi không gia đình, chồng con, không người thân, một mình lẻ loi giữa chốn thành thị.
Linh ước gì luôn biết ơn Chúa đã ban cho mình những người thân yêu - những bậc sinh thành dưỡng dục, đã sống trọn vẹn một cuộc đời đầy tình yêu thương và hy sinh. Mỗi lần chia tay họ là một lần nghẹn ngào, nước mắt lăn dài, phải chi Linh biết rằng mẹ vẫn đồng hành bên Linh trong cuộc hành trình đức tin này, mẹ đã dạy cho Linh bằng chính đời sống của mình, bằng những việc làm cụ thể - sống đạo đức và hết lòng vì con.
Câu chuyện của Linh là một lời nhắc nhở đau lòng rằng đôi khi, chúng ta chỉ nhận ra sự thiêng liêng của tình yêu thương khi mọi thứ đã trở thành quá khứ. Tháng linh hồn mỗi năm lại đến, mang theo những ký ức và nỗi lòng ray rứt. Linh đã học cách yêu thương, trân trọng gia đình, dù người mẹ năm xưa giờ còn đâu nữa.
Hàng năm vào tháng 11, khi nhà thờ tổ chức lễ cầu nguyện cho các linh hồn, Linh lại đến nhà thờ, quỳ gối trước bàn thờ Chúa, dâng lời cầu nguyện cho linh hồn của mẹ. Cô cầu xin Chúa tha thứ cho lỗi lầm, cho sự ích kỷ, và cho nỗi đau cô đã gây ra cho người mẹ đáng kính của mình. Lòng cô quặn thắt khi nhớ đến hình ảnh mẹ ngày ấy, khi bà hẳn đã mừng rỡ biết bao, nhưng chỉ nhận lại sự từ chối lạnh lùng của con gái.
Khi dâng lời cầu nguyện đó cũng là cách Linh bày tỏ lòng hiếu kính và tình thương đối với những người thân yêu đã khuất, đồng thời, ý thức sâu sắc hơn về sự mong manh của cuộc đời, để không ngừng tìm kiếm Chúa - nguồn hạnh phúc đích thực.
Và rồi con tim của Linh đã dần dần được hồi phục, bớt đau đớn, ray rứt mất ngủ. Từng lời kinh kính mừng, kinh mân côi đã thắm sâu và chữa lành con tim của Linh một đứa con chiên biết quay đầu đón nhận Lòng thương xót của Chúa, của Đức mẹ Maria. Linh đã đọc kinh mân côi mỗi đêm sau giờ làm việc và luôn giữ bên mình chuỗi hạt mân côi không chỉ để đọc kinh mà là một trang sức hộ thân, một lời nhắc nhở của Thiên Chúa, của mẹ đối với Linh