Thầy Antoniô dòng thánh Phanxicô rất có lòng sùng kính Đức Mẹ bằng chuỗi hạt Mân Côi. Thày có thói quen mỗi khi lần hạt Mân Côi thì phải đọc cho xong, thì mới làm việc khác. 1 hôm thày đang lần hạt sốt sắng, thì Đức Mẹ hiện ra với thầy.
Lúc ấy thày cuống quýt mừng quá, muốn chạy ngay đến với Đức Mẹ. Nhưng nghĩ mình đang lần hạt dở dang mà bỏ thì uổng phí, cho nên cứ nán lại đọc cho xong, rồi mới chạy đến với Đức Mẹ. Khi thày chạy đến, thì Đức Mẹ đã biến đi rồi. Tiếc quá, thày mới than thở với Đức Mẹ: Tại sao Mẹ không đến khi con lần chuỗi xong. Con không lỡ bỏ ngang, vì Mẹ đã nói: không 1 việc đạo đức nào chúng con dâng lên Mẹ, mà mẹ yêu thích bằng chuỗi hạt Mân Côi. Vậy con xin Mẹ tha thứ cho con vì lỗi lầm này.
Tối hôm sau Đức Mẹ cũng lại hiện đến với thày, khi thày đang đọc kinh Mân Côi. Thấy Đức Mẹ, thày vội vàng bỏ đọc kinh và chạy ngay đến với Đức Mẹ. Đức Mẹ giơ 2 tay làm hiệu cho thày phải đọc kinh cho xong, thì Đức Mẹ mới tiếp. Đức Mẹ vẫn cứ chờ cho đến khi thày đọc xong kinh Mân Côi. Đức Mẹ bảo thày: Mẹ khen con, vì con biết kính trọng chuỗi hạt Mân Côi hơn là đến với Mẹ. Mẹ đến thăm con là vì con yêu mến Mẹ, bằng chuỗi hạt Mân Côi. Chứ không phải Mẹ đến thăm con vì con là 1 thày dòng đạo đức. Từ đó, thày đi đến đâu, cũng rao giảng về chuỗi hạt Mân Côi và những ơn ích bởi việc lần chuỗi Mân Côi, không bao giờ quên nhắc lại truyện tích này, để làm chứng cho lời mình giảng dạy.
Lời bàn:Câu truyện này cũng giống như truyện vua thánh Louis nước Pháp, khi có người báo với vua: Chúa Jesu đang hiện ra trong Bí Tích Thánh Thể, khi 1 linh mục dâng lễ. Mời vua đến xem. Vua trả lời: ngày nào trẫm cũng thấy Đức Chúa Jêsu, cần gì phải xem. Điều đó chứng tỏ đức tin vua rất mạnh. Thày dòng này cũng thế, khi thấy Đức Mẹ hiện ra với mình, mà cứ tỉnh bơ lần chuỗi Mân Côi cho xong, thì thật là quá sức tưởng tượng. Chỉ có những người biết được sức mạnh mầu nhiệm của chuỗi hạt Mân Côi, mới có thể làm được như vậy. Thày cũng làm gương cho chúng ta khi lần chuỗi Mân Côi phải hết sức cầm trí suy niệm những mầu nhiệm Chúa Jêsu và Đức Mẹ.
Lm. Trần Khắc Khoan
Trích 100 truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi
Từ xa xưa, người Rôma tôn quý sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng cách tổ chức những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân. Các tín hữu Công giáo đã thánh hóa tập tục đó. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu hoa ca tụng Đức Mẹ và cầu nguyện cho mùa màng phong phú. Người ta cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ.
Tháng Mân Côi chính thức hình thành vào năm 1886 do Giáo hoàng Leo XIII qua thông điệp Supremi Apostolatus[1].
Trong thông điệp này, Giáo hoàng Leo XII viết: "Tôi xác định và truyền lệnh rằng, trong năm nay, Đại Lễ Kính Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi sẽ được cử hành một cách long trọng ở bậc Lễ trọng trên toàn thế giới Công giáo, và từ ngày mồng 01 tháng 10 tới ngày mồng 02 tháng 11,
Mỗi năm vào tháng Mười hay còn gọi là tháng mân côi, Giáo hội dành để tôn kính Mẹ Maria, dâng lên Mẹ lòng kính yêu bằng những bó hoa thiêng, những lời kinh nguyện sốt sắng và tâm tình thảo hiếu, biết ơn Mẹ hiền qua tràng chuỗi Mân Côi và các bài thánh ca ngợi khen Mẹ.
SUY NIỆM
Kinh Mân côi đã trở nên quen thuộc với nhiều người Kitô hữu, đặc biệt đối với nhiều người Công giáo Việt Nam luôn có lòng yêu mến Đức Mẹ, điều này được thể hiện qua việc đọc kinh Mân côi hằng ngày. Hơn nữa, mỗi khi tháng Mười về, những người con thảo của Đức Mẹ lại rộn ràng với những lời kinh để cùng tôn vinh Mẹ và cùng Mẹ suy ngắm cuộc đời Chúa Cứu thế. Mỗi lời kinh “kính mừng Maria” được sánh ví như một đóa hồng dâng kính Đức Mẹ. Lời kinh Mân côi muốn diễn tả với chúng ta biết bao điều tốt đẹp.
Kinh Mân côi là do chính Đức Mẹ ban cho thánh Đôminicô (thánh Đaminh) để truyền bá cho nhân loại. Mẹ nói trong các kinh nguyện chúng con dâng lên Mẹ thì không có lời nào đẹp lòng Mẹ cho bằng kinh Mân côi. Chính vì vậy, những ai lần chuỗi Mân côi của Mẹ, xin Mẹ điều gì thì Mẹ sẽ ban cho được như ý.
Chữ “mân côi” có nghĩa là “hoa hồng”, do tích truyện một thầy tu khi đọc kinh Kính mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình.
Sự hình thành chuỗi Mân côi có một lịch sử lâu dài. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tu sĩ trong vùng sa mạc Ai Cập có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm số kinh đã đọc. Đến thời Trung cổ, các tu sĩ có thói quen đọc 150 bài Thánh vịnh mỗi ngày trong Giờ kinh phụng vụ. Nhưng có nhiều người không biết đọc và viết tiếng Latinh nên họ không hiểu và đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, người ta dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây và gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha.
Đến thế kỷ thứ 7, là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ, giáo dân bắt đầu phổ biến việc đọc 150 kinh Kính mừng thay cho 150 kinh Lạy Cha và gọi các kinh này là “sách Thánh vịnh của Đức Mẹ”. Sau cùng, các mầu nhiệm tương ứng với một sự kiện về cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ theo Tân ước đã được thêm vào trước mỗi chục kinh Kính mừng.
Trước mỗi chục kinh Mân côi, suy niệm về một mầu nhiệm liên quan đến cuộc đời của Chúa Giêsu hoặc mẹ của Chúa - Đức trinh nữ Maria. Và từ mầu nhiệm ám chỉ đến một chân lý của đức tin, không phải là điều gì đó khó hiểu, bởi đó cũng là một mầu nhiệm đối với tôi. Mười lăm mầu nhiệm được chia thành ba sự, mỗi sự có năm mầu nhiệm: Vui, Thương và Mừng. Khi mọi người nói về việc đọc kinh Mân côi, họ thường có ý nói đến việc đọc bất kỳ một nhóm năm mầu nhiệm nào mất khoảng mười lăm phút thay vì đọc hết cả mười lăm mầu nhiệm.
Vào ngày 16 tháng 10 năm 2002, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Tông thư về Kinh Mân côi - Rosarium Virginis Mariae, trong đó Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thêm năm mầu nhiệm nữa được gọi là các mầu nhiệm Sáng. Ngài nói: “chuyển từ thời thơ ấu và cuộc sống ẩn dật ở Nazareth đến cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sự chiêm nghiệm của chúng ta đưa chúng ta đến những mầu nhiệm có thể được gọi theo một cách đặc biệt là 'mầu nhiệm ánh sáng'. Chắc chắn toàn bộ mầu nhiệm của Chúa Kitô là một mầu nhiệm ánh sáng. Ngài là ‘ánh sáng của thế gian’ (Ga 8,12). Tuy nhiên, sự thật này xuất hiện theo một cách đặc biệt trong những năm tháng cuộc đời công khai của Người, khi Người công bố Tin mừng về nước trời. Khi đề xuất với cộng đồng Kitô hữu năm khoảnh khắc quan trọng - những mầu nhiệm Sáng - trong giai đoạn này của cuộc đời Chúa Kitô, tôi nghĩ rằng những điều sau đây có thể được nêu ra một cách thích hợp: (1) Phép Rửa của Người tại sông Giođan, (2) Sự tự tỏ mình của Người tại tiệc cưới Cana, (3) Lời loan báo nước Thiên Chúa, với lời kêu gọi hoán cải, (4) Sự biến hình của Người, và cuối cùng, (5) Việc Người thiết lập bí tích Thánh thể, như là biểu hiện bí tích của mầu nhiệm Vượt qua” (số 21).
Cuối cùng, chúng ta hãy suy ngẫm những lời mà một linh mục đã nói rằng: “Do đó, kinh Mân côi đã phát triển thành một lòng sùng kính phong phú kết hợp việc cầu nguyện bằng lời với Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria với sự suy ngẫm về các sự kiện lớn của công cuộc cứu chuộc. Đó là một lời cầu nguyện đẹp lòng Đức Mẹ nhất, đặc biệt là khi lời chuyển cầu của Mẹ được cầu khẩn để bảo vệ Kitô giáo khỏi sự sai lầm. Vẻ đẹp của kinh Mân côi có thể được cầu nguyện với lòng sùng kính ngang nhau bởi những người Công giáo uyên bác nhất và ít học nhất. Thực vậy, Đức Mẹ Maria, trong các lần hiện ra tại Lộ Đức và Fatima, đã mời gọi tất cả chúng ta sử dụng phương pháp cầu nguyện tuyệt vời này một cách trung thành, là ‘hãy siêng năng lần hạt mân côi’”
2/ Dấu Thánh Giá mang ý nghĩa gì?
Thánh Giá là dấu chỉ của sự cứu độ. Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô và bày tỏ niềm tin vào Chúa Kitô, Đấng đã chết trên Thánh giá để cứu chuộc chúng ta.
Bước 1: Bắt đầu với Dấu Thánh Giá: Cầm hạt lớn đầu tiên và làm dấu Thánh giá, đọc kinh "Lạy Cha chúng con ở trên trời..."
Bước 2: Đọc 3 Kinh Kính Mừng: Dành cho 3 đức tin, cậy, mến. Sau mỗi kinh Kính Mừng đọc trên một hạt nhỏ liền kề.
Bước 3: Đọc Kinh Sáng Danh: Đọc kinh Sáng Danh trên hạt lớn tiếp theo.
Bước 4: Suy niệm các Sự Mầu Nhiệm:
Ngắm Mầu Nhiệm Thứ Nhất, sau đó đọc 1 Kinh Lạy Cha trên hạt lớn
Chia thành bốn loại: Sự Vui, Sự Thương, Sự Mừng, Sự Sáng. Mỗi ngày trong tuần có thể suy niệm một loại sự mầu nhiệm khác nhau.
Năm Sự Vui
Suy niệm vào thứ Hai và thứ Bẩy
Thứ nhất thì ngắm: Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Thứ hai thì ngắm: Đức Bà đi viếng bà Thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ bốn thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền Thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Thứ năm thì ngắm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền Thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
Bước 5: Đọc 10 Kinh Kính Mừng: Đọc liên tiếp 10 Kinh Kính Mừng, mỗi kinh trên một hạt nhỏ.
Bước 6: Đọc Kinh Sáng Danh: Sau mỗi chuỗi 10 Kinh Kính Mừng, đọc một kinh Sáng Danh.
Bước 7: Tiếp tục với sự mầu nhiệm tiếp theo: Lặp lại quá trình từ bước 4 đến 6 cho tới khi hoàn thành tất cả 5 sự mầu nhiệm.
Bước 8: Kết thúc với Kinh Lạy Nữ Vương: Sau khi hoàn thành 5 thập, đọc Kinh Lạy Nữ Vương và làm dấu Thánh giá.
Lần hạt Mân Côi không chỉ là cầu nguyện mà còn là một hành trình suy niệm sâu sắc về cuộc đời và những giáo huấn của Chúa Giêsu qua lăng kính của Đức Mẹ Maria. Đây là một phương pháp cầu nguyện rất được yêu thích và phổ biến trong nhiều thế hệ người Công giáo trên khắp thế giới.